Cách dùng bột tía tô trị gout
Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.
Toàn thân cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc. Lá tía tô chữa hắt hơi sổ mũi, giảm ho hoặc nấu với các loại lá thơm khác để xông chữa cảm mạo. Lá non được dùng nấu cháo giải cảm, giúp tiêu hóa; hạt dùng làm thuốc hạ khí trị ho suyễn; cành dùng làm thuốc an thai.
Do đó, tía tô không chỉ là một vị thuốc dân gian mà còn là một vị thuốc thảo dược của đông y, có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế - tâm - tỳ. Thuộc loại thuốc giải biểu chuyên làm ra mồ hôi, bệnh nào do phong hàn gây nên dùng tía tô sẽ giúp thoát mồ hôi, hạ sốt.
Trong lá tía tô chứa 0,3%-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô. Loại tinh dầu này chứa thành phần chủ yếu là perilla aldehyde, phenylpropanoid và β-caryophyllene có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng khử mùi tanh hải sản, giải độc cua cá. Ngoài lá, hạt tía tô có đến 40% là dầu béo, có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc. Hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Đặc biệt là dùng lá tía tô chữa bệnh gout được ưa chuộng không chỉ vì rẻ, dễ kiếm mà tác dụng lại nhanh nên người bệnh dễ kiểm chứng hiệu quả mang lại.
Bệnh gout gây ra do chế độ ăn uống sinh hoạt dẫn đến dư thừa axít uric trong máu làm tích tụ và lắng đọng tinh thể tại các khớp xương. Các thuốc dùng ngắn ngày chỉ có tác dụng tạm thời, khó có thể dùng thuốc cả đời, nên việc điều trị bằng thuốc khó đạt kết quả nếu như người bệnh không kết hợp giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dùng bột tía tô là phương pháp hiệu quả và phù hợp hơn cả đối với việc phòng và ngăn chặn tận gốc bệnh gout nên có thể sử dụng bột tía tô như một thức uống, một loại gia vị hấp dẫn trong các bữa ăn hằng ngày mà không lo tác dụng phụ.
Đó chính là nhờ kết quả của một số nghiên cứu ở giống tía tô Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata có giá trị dược liệu cao hơn cả và hỗ trợ điều trị tích cực cho các triệu chứng gout hơn các giống tía tô khác của Nhật Bản. Họ đã tìm thấy có 4 chất khác nhau trong loại rau gia vị này ức chế các enzym xanthine oxidase - loại enzyme thúc đẩy sự hình thành axít uric. Bằng cơ chế này, nồng độ axít uric có thể được giữ ở mức thấp. Ở nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào nhưng lá tía tô trị bệnh gout không còn xa lạ với nhiều người.
Chẳng hạn để ngừa bệnh gout tái phát có thể ăn lá tía tô như rau sống. Chỉ đơn giản là thêm tía tô vào bữa ăn, ăn như rau sống tốt hơn là nấu chín. Tất nhiên là nên chọn mua nguồn rau sạch nếu không muốn bị thêm “tác dụng phụ”. Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên, hãy lấy ngay tía tô nhai và nuốt để chặn cơn đau tái phát.
Hoặc hằng ngày dùng bột tía tô rắc cơm, rắc vào thức ăn như gia vị trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng bột tía tô hãm nước uống như uống trà, bã bột sau khi pha trà đắp vào chỗ khớp bị sưng để chặn cơn đau. Hoặc cũng có thể hãm nước bột tía tô làm nước ngâm, rửa các khớp khi bị đau hoặc trước khi đi ngủ hằng ngày sẽ có tác dụng rất tốt. Thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức. Có thể dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.
Khi xảy ra gout đau cấp nghĩa là trong cơn gout cấp do nồng độ axít uric trong máu tăng cao, lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gout. Do đó dùng nước bột tía tô hãm đặc uống có tác dụng chống viêm, lợi tiểu nên tăng cường đào thải axít uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau. Có thể đồng thời hòa bột tía tô với nước chín, đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hay rửa thật sạch 6-12 g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống (không sắc nước lá tía tô quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá). Kinh nghiệm của các bậc tiền bối cho hay chỉ sau 30 phút là cơn đau đã thuyên giảm.
Leave a Comment