Bí xanh có chữa được bệnh gút ?

Gout là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa axit uric, làm lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp. Trong điều trị bệnh gout, việc ăn uống như thế nào là vô cùng quan trọng bởi một chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát bệnh gout dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp giảm bớt lượng thuốc phải dùng, giảm bớt những hậu quả xấu của bệnh gout. Tác dụng này chúng ta có thể tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm và bí xanh là một tiêu biểu trong số đó.



  • Bí xanh- loại rau quen thuộc với các bà nội trợ


Bí xanh- loại rau củ bổ dưỡng
Bí xanh là rau củ dùng làm thực phẩm rất gần gũi hàng ngày trong mọi gia đình. Đây là loại quả đa công dụng nhất, bí xanh vừa để chế biến thành các món ăn, thức uống ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, bí xanh còn được xem là một loại thuốc chữa bệnh gout và nhiều căn bệnh khác như hen suyễn, u nhọt, tiểu đường,… vừa là một giải pháp làm đẹp của các chị em.
Bí xanh (hay còn gọi là Bí đao) có tên khoa học là Benincasa hispida, là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau. Thành phần chủ yếu của bí xanh là nước, nhiều chất xơ, không chứa lipid. Cứ 100g bí xanh có chứa 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phốt pho, 0,3mg sắt, nhiều loại Vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E,…) và nhiều khoáng chất khác như kali, magie,…

Tác dụng chữa bệnh gout từ bí xanh

Bí xanh – món ăn bài thuốc cho bệnh nhân gout
- Trong nước tiểu, axit uric hòa tan dễ dàng hơn trong nước. Độ pH nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan axit uric, bình thường lượng axit uric thải qua nước tiểu là trên 800 mg/ngày. Độ pH tăng từ 5 đến 7 có thể tăng khả năng đào thải axit uric lên tới 10-12 lần. Thật may mắn khi bí xanh là một thực phẩm kiềm tính, độ pH trong bí xanh cao do đó việc ăn bí xanh hàng ngày giúp tăng đáng kể khả năng hòa tan và đào thải axit uric ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.
- Khoáng chất kali tìm thấy trong bí xanh có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết, đào thải của thận kéo theo lượng axit uric trong cơ thể được đào thải qua đường tiết niệu được nhiều hơn.
Mặt khác, trong bí xanh có rất ít gốc purin (một loại protein khi chuyển hóa tạo ra axit uric) do đó bệnh nhân gout có thể ăn bí xanh thoải mái mà không phải lo lắng gì về nồng độ axit uric của cơ thể mình.

Những lợi ích khác từ bí xanh

- Giảm cân, chống béo phì:

Bí xanh có công dụng giảm cân chủ yếu là bởi vì bí xanh có khả năng làm no bụng mà không chứa nhiều năng lượng.
Trong bí xanh chứa rất nhiều nước và không chứa chất béo. Hơn nữa, trong bí xanh còn chứa hợp chất hóa học hyterin-caperin ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ thừa.
Thịt quả bí xanh chứa nhiều chất xơ dạng sợi. Loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên bí xanh là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì, ăn bí xanh lâu dài có thể giúp cho bạn có một cơ thể thanh thoát.

- Thanh nhiệt, giải độc:

Theo y học cổ truyền, bí xanh vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo.
Không phải ngẫu nhiên mà ở một số địa phương, bí xanh được sử dụng để chế biến thành món trà thanh nhiệt, giải độc. Trà bí xanh không chỉ dễ uống mà còn giúp làm mát cơ thể cực tốt trong những ngày nắng nóng.

- Làm đẹp da:

Không chỉ chữa bệnh, bí xanh còn được xem như một “mỹ phẩm” của riêng chị em phụ nữ. Bí xanh có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen.

- Các tác dụng khác:

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí xanh rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.