Bệnh gút
XUA TAN NỖI LO CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
Gout là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn ca mắc bệnh. Tuy nhiên, đa số mọi người vẫn chưa hiểu rõ về căn bênh này? Đặc biệt là cách điều trị sao cho hiệu quả. Do đó, mà không ít ca tử vong được chẩn đoán do gout gây ra, khiến nhiều người bàng hoàng, lo lắng.
Bệnh gout là gì?
Gout là
bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh viêm khớp do tinh thể. Bệnh Gout xảy ra
bởi tình trạng tăng acid uric trong máu kéo dài làm loạn chuyển hóa các nhân
purin, gây lắng đọng tinh thể urat tại các khớp và các mô của cơ thể.
Bệnh gout sinh ra từ đâu?
Do di truyền: Đây là nguyên nhân
chủ yếu gây bệnh gout, trong gia đình có nhiều người mắc bệnh gout người đó sẽ
có nguy cơ mắc bệnh guot ở mức cao.
Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống
thiếu khoa học, dung nạp nhiều thực phẩm purin như: thịt, hải sản, đậu lan, đậu
lăng, bột yến mạch, cải, măng, nấm, uống nhiều rượu bia sẽ dẫn đến sự hình
thành thêm các nhân purin dẫn đến bệnh gout.
Do bệnh lý:
Mắc các thể bệnh có liên quan như viêm thận mãn tính, suy thận, cao huyết áp,
xơ vữa động mạch, bệnh tim, tiểu đường, người có hàm lượng cholesterol cao,
người bị hẹp động mạch làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây
ra bệnh gout.
Do có tiền sử bị các tổn thương về xương khớp: Những trường hợp có tiền sử về bệnh xương
khớp có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người bình thường do hệ xương khớp
đã bị tổn thương.
Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh: Liên quan đến các bệnh lý huyết học như
bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, sarcom hạch, đau tủy xương, hoặc do sử
dụng những thuốc diệt tế bào để hỗ trợ điều trị các bệnh u ác tính.
Tăng bẩm sinh: Đây là trường hợp ít gặp, một số người khi sinh ra đã có
lượng acid uric tăng cao, nên dễ dàng mắc bệnh.
Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng phương pháp gout sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm:
Bệnh gout có thể gây teo cơ, tiêu xương, hủy hoại khớp, đầu xương,
làm bệnh nhân chịu cảnh tàn phế. Các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm
nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn
đến tử vong cao.
Ngoài ra, gout có thể gây sỏi thận, tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ,
suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Bệnh gout thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn, khiến
việc hỗ trợ điều trị sai phương pháp dẫn đến nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh,
thậm chí có thể gây tử vong.
Những loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout dễ gây ra tác dụng phụ
khiến các cơ quan như máu, thận, tiêu hóa bị tổn thương. Một số loại thuốc có
thể gây tiêu chảy cấp, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu
não, dị ứng, sỏi thận. Một số bệnh nhân bị sốc phản vệ, đã dẫn đến tử vong do
không cấp cứu kịp thời.
Đâu là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả?
Hiện nay, chúng ta có nhiều phương pháp điều trị bệnh gout như sử
dụng thuốc tây y, phẫu thuật, sử dụng thuốc đông y hay phương pháp dân gian,
nhưng đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả, tiện lợi nhất?
Phương pháp dùng thuốc Tây y:
Sử dụng các loại thuốc tây cho tác dụng nhanh,
nhưng chỉ hỗ trợ điều trị ở phần ngọn chứ không điều trị dứt điểm tận gốc căn
bệnh. Khi ngừng dụng thuốc cơn đau và căn bệnh sẽ tái phát, do đó đây không
phải là cách lâu dài trong điều trị. Bên cạnh đó, thuốc tây còn gây ra nhiều
tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây ức chế hệ thần
kinh trung ương, viêm dạ dày, tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá, suy thận, rối
loạn chức năng gan, nhức đầu, tiêu chảy, nổi sẩn, mẩn ngứa, sốt, hoại tử biểu
bì nhiễm độc, suy tủy, viêm mạch máu…
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị
gout như: Allpurinol; Sử dụng nhóm thuốc thải Acid Uric nhóm thuốc này bao gồm
các Benzbromaron, probenecid, Sulphipyrazon; Colchicin, các thuốc chống
viêm không steroid (NSAID), sulfinpyrazon, allopurinol, probebecid,
corticotrophin (ACTH) và glucocorticoid…
Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gout kèm biến chứng
loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động
hoặc vì lý do thẩm mỹ.
Xây dựng, duy trì chế độ ăn uống hợp lý:
Ăn nhiều những loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, bí ngô,
sắn, cải bẹ,…sẽ giúp giảm hạn chế lượng đạm hấp thu vào cơ thể, đồng thời xúc
tiến quá trình bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể; Kết hợp với chế độ ăn kiêng
theo sự chỉ dẫn của bác sĩ; Nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm
như nội tạng động vật, đồ hải sản, các loại thịt đỏ,các loại đậu, trứng
gia cầm; Không nên sử dụng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như
giá đỗ, nấm, măng; Tuyệt đối không uống rượu bia; Nên uống nhiều nước lọc; Xây
dựng và duy trì chế độ tập luyện, rèn luyện sức khỏe để có xương khớp dẻo dai
và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Phương pháp Đông y:
Đông y hỗ trợ điều trị
bệnh tốt nhưng quá trình sử dụng gây nhiều phiền toái (sắc thuốc, uống thuốc)
khiến người bệnh luôn mang tâm lý bệnh tật, khó chịu, nhất là những người phải
đi công tác xa, hay gặp đối tác thì việc sắc thuốc, uống thuốc gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa thuốc có thể phản bệnh trong thời gian ngắn nhưng vẫn có khả năng
tái phát khi chế độ sinh hoạt không hợp lý, điều độ vì vậy cần phải sử dụng
thường xuyên liên tục.
Phương pháp dân gian:
Đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi mang lại hiệu quả nhanh, an
toàn đặc biệt là cách sử dụng vô cùng đơn giản và tiện lợi, tiết kiệm thời
gian, công sức cho người bệnh, giúp xua tan tâm lý bênh tật, người bệnh an tâm
khi điều trị bệnh.
Lá Tía tô được sử dụng để
điều trị bệnh gout rất phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh, an toàn. Một số
nghiên cứu của Nhật Bản đã tìm thấy có 4 chất
khác nhau trong lá Tía tô ức chế các enzym
xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid
uric. Bằng cơ chế này, nồng độ acid uric có thể được
giữ ở mức thấp.
Nền y học hiện đại cũng chứng minh trong lá Tía tô có
chứa lượng tinh dầu perilla- andehyt, limonen, CL- pinen và dihydrocumin
có mùi thơm, đặc biệt có khả năng chống viêm, giảm đau, giãn mạch và
chống nhiễm khuẩn rất tốt nên dùng cho điều trị bệnh gout cấp tính.
Một số cách sử dụng lá tía tô :
– Uống nước lá tía tô:
Sắc lá tía tô uống thường xuyên có thể giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả
năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc
phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn. Chú chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, đem
đun sôi rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.
– Đắp lá tía tô: Sử
dụng theo cách này tình trạng đau khớp sẽ dịu nhanh chóng. Dùng lá và cành tía
tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm, tình trạng sẽ được
cải thiện rõ rệt.
– Ăn lá tía tô: Bổ
sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày vừa giúp tăng khẩu vị vừa giúp hấp thụ
dưỡng chất tối đa nhất.
Tuy rằng có chứa nhiều
vi chất có lợi cho sức khỏe bệnh nhân Gout nhưng hàm lượng các chất này trong
tía tô là quá thấp, không đủ tác động đến căn nguyên bệnh, chưa kể tới việc có
nhiều người đã sống chung với Gout nhiều năm thì hiệu quả của Tía tô hầu như là
không có.
Theo quan điểm Đông
y, Thống phong được xếp vào phạm vi chứng “Tý thống”, “do dinh vệ hư,
tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính
khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”. Vì vậy
để chữa hoặc loại bỏ nguy cơ tái phát Gout cấp tính thì thuốc Đông y phải đáp
ứng đủ các tiêu chí thanh nhiệt, thông lạc, khu trừ phong thấp, đồng thời
hoạt huyết thông lạc, bồi bổ khí huyết Can thận, giúp nâng cao chính
khí. Việc này đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều loại thảo dược với tỷ lệ hợp lý
và chỉ định bởi bác sĩ Đông y chuyên khoa.
Leave a Comment