Một trong những biện pháp ngăn ngừa bệnh gout là người bệnh có chế độ
dinh dưỡng phug hợp, dùng các thực phẩm có ít hoặc không chứa nhân purine.
Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân
purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo y học cổ truyền, súp lơ tính
mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm
thích hợp cho người có lượng acid uric máu cao.
Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích
khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại rau củ kiềm tính và hầu như
không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu,
béo phì và tăng acid uric trong máu.
Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại rau củ kiềm tính, nhiều nước và không chứa nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính và hầu như
không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi
tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu,
rất thích hợp với người bị bệnh gout.
Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan
tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy
tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống
phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và
hầu như không có nhân purin.
Cà: cà pháo, cà bát, cà tím...đều có tác dụng
hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là
loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại
cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.
Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết,
cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước,
giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.
Dứa là loại quả giàu axit hữu cơ như axit
citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao
(65%), nhiều nguyên chất vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước
ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi
thận, viêm khớp, bệnh gout…
Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh
nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa
nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt
tốt cho những người bị gout giai đoạn cấp tính.
Dâu tây có hàm lượng calo khá thấp nhưng lại là
một loại quả giàu dinh dưỡng và vitamin C, và flavonoid. Vì vậy, quả dâu tây
không những có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, vitamin C trong dâu tây còn
giúp chữa bệnh gout rất hiệu quả.
Để chữa khỏi bệnh gout cần khá nhiều thời gian và cần phải được theo dõi chặt chẽ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh tái phát. Những điều mà người bệnh gút cần phải lưu ý trong suốt quá trình điều trị và ngay cả sau khi đã kết thúc liệu trình :
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tránh sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm purin, chất kích thích; thay vào đó, người bệnh nên bổ sung các loại rau, củ, quả giàu vitamin và khoáng chất để cơ thể tăng cường sức đề kháng đối phó với bệnh tật. Bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để việc đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả hơn.
- Sinh hoạt điều độ kết hợp với chế độ luyện tập cơ thể phù hợp để tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp, giảm đau hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát hoặc gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe.
CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH THÀNH CÔNG .
Leave a Comment