Một số biểu hiện lâm sàng ngoài khớp của bệnh gút là gì?

Một số biểu hiện lâm sàng ngoài khớp của bệnh gút là gì?


Gút thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) so với gút nguyên phát, nhưng thường nặng và khó điều trị hơn. Trong nhóm bệnh gút phụ nữ, gút thứ phát lại chiếm tỉ lệ khá cao. Nghiên cứu của Massé và De Sèze, với gần 500 bệnh nhân, nhận xét:
  • Nam: gút thứ phát là ọ%
  •  Nữ: gút thứ phát xác định là 17%, nghi ngờ là 33%

Gút do suy thận

Khi urê huyết vượt quá lg/1 thì hầu hết bệnh nhân đều có tình trạng tăng acid uric máu kèm theo. Tăng acid uric cũng rất thường gặp trong nhiễm độc thai nghén và ngộ độc chì, thông qua tổn thương ở cầu thận. Ngoài ra, người ta còn thấy hội chứng tăng acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo nhạt do nguyên nhân thận. Một số trường hợp bệnh nhân đến khám bệnh vì viêm khớp gút, đồng thời phát hiện được tình trạng suy thận song song, đã đặt ra cho chúng ta vấn đề về chẩn đoán nguyên nhân, gút là nguyên nhân hay là hậu quả của suy thận. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, tăng acid uric thường là nguyên nhân đối với nhóm nam giới và ngược lại, là hậu quả của suy thận, đối với nhóm nữ.

Gút do suy thận


Gút do bệnh lý huyết học

Bệnh gút thứ phát do nguyên nhân huyết học có thể gặp ở bệnh lý tăng sinh tủy, đặc biệt khi đã có biến chứng suy thận, như:
  • Đau tủy, bệnh lý globulin
  • Xơ tủy (myélosclérose)
  • Bệnh bạch cầu cấp hay mãn dòng tủy hay dòng lympho.
  • Thiếu máu bất sản
  • Thiếu máu tán huyết mãn: thalassemie, depra-nocytoe, bệnh Minkowski chauffard, thiếu máu Biermer. Tăng acid uric trong nhóm bệnh huyết học chủ yếu do tăng sản xuất từ quá trình thoái hoá nu-cleoprotein của tế bào bệnh lý hay khi điều trị bằng các thuốc độc tế bào. Acid uric máu trong nhóm này thường rất cao, vượt quá 10mg%. Bệnh xuất hiện với tỷ lệ thấp, nhưng diễn biến nặng

Gút do vảy nến

Phòng khi điều trị và theo dõi bệnh vảy nến, người ta nhận thấy acid uric máu trung bình của nhóm này cao hơn nhiều so với nhóm chứng. Hội chứng tăng acid uric máu của nhóm này thường có liên quan đến quá trình thoái hóa nucleiprotein do tổn thương tế bào biểu bì. Vì vậy, khi tổn thương da càng nhiều, càng tiến triển thì acid uric máu càng cao.
Xem thêm: Bệnh Gút thứ phát là gì?

Gút do thuốc lợi tiểu

Cơ chế của hội chứng tăng acid iưic do thuốc lợi tiểu là giảm thải trừ acid uric qua ống thận một cách gián tiếp thông qua việc làm giảm thể tích máu lưu thông dẫn đến tăng tái hấp thu acid uric. Sử dụng thuốc lợi tiểu làm nặng thêm bệnh gút sẵn có hoặc làm phat sinh bệnh. Điều trị bệụh, ngoài việc ngưng thuốc, nhóm thuốc tăng thải acid uric là chọn lựa phù hợp với cơ chế bệnh sinh. Tuy nhiên, allopuri-nol vẫn cho kết quả tốt.

Gút và bệnh tăng huyết áp

Người ta nhận thấy nồng độ acid uric máu của bệnh nhân tăng huyết áp thường cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và tăng acid uric/máu mang tính độc lập cho dù có hay không có suy thận và sử dụng thuốc lợi tiểu. Người ta cho rằng Noradrenalin và Angiotensin II có vai trò trong việc làm tăng acid uric máu thông qua cơ chế làm giảm bài tiết acid uric qua ông thận.

Gút và bệnh tăng huyết áp

Gút và suy giáp

Leeper và cộng sự nhận thây acid uric máu trên bệnh nhân suy giáp thường cao hơn nhóm chứng, ngược lại cũng có một số tác giả nhận thấy nồng độ hormon tuyến giáp thấp ở bệnh nhân gút.

Bệnh Lesch-Nyhan

Bệnh di truyền có liên quan đến khiếm khuyết gen ở nhiễm sắc thể X. Bất thường gen gây ra rối loạn hoàn toàn hay một phần hoạt động của men hypoxanthine-guanin phosphoribotransíerase. Chỉ gặp ở bé trai vài tháng tuổi với chậm phát triển tâm thần - vận động, tăng trương lực, rối loạn vận động kiểu múa vờn và co quắp làm tổn thương môi, ngón tay V.V.. Bên cạnh đó là tình trạng tăng acid uric máu và gây nên viêm khớp gút khi bé khoảng 10 tuổi. Al-lopiưinol có thể cho kết quả tốt đôi với bệnh này.

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.