Axit uric- bao nhiêu là "đủ"

Axit uric cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, đây là nỗi lo ngày càng được cộng đồng quan tâm hơn. Khi đi xét nghiệm máu mà kết quả thấy có chỉ số axit uric cao rất nhiều người đã tỏ ra lo lắng, nhiều người tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ được tình trạng của mình nhưng vẫn chưa yên tâm.

I.Axit uric cao bao nhiêu thì bị bệnh gout

1.Axit uric là gì?

Khi một tế bào của cơ thể chết đi, nhân của tế bào đó sẽ bị phá hủy, lúc này axit uric sẽ được hình thành. Nói dễ hiểu thì nó là một chất thừa, là sản phẩm mà chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể người tạo ra. Nói cách khác thì nó chính là nguồn axit uric nội sinh.
Nội tạng động vật, hải sản… là những thực phẩm có nhân tế bào và cũng có thể chuyển hóa thành các axit uric nội sinh.

Bệnh gout do axit uric tăng
 
Khi axit uric hình thành trong cơ thể thì sẽ có tới 80% được thải qua đường tiết niệu, còn 20% thải qua đường tiêu hóa và qua da.

Theo các báo cáo từ những nghiên cứu khoa học thì nguyên nhân khiến chất này tăng cao là do chế độ ăn nhiều đạm và rượu bia thường xuyên. Bạn nên cảnh giác với những loại thực phẩm nằm trong nhóm trên, bởi vì bia, rượu có nhiệm vụ kích thích các xanthine oxidase dẫn đến cơ thể tăng sản xuất ra axit uric.

Trong quá trình cơ thể chuyển hóa, nếu nguồn tạo ra axit uric nhiều mà lại thải ra ít thì sẽ khiến cho nó bị tích tụ lại trong máu,sau đó đọng lại trong các mô của tế bào. Mà những nơi mà nó lắng đọng nhiều nhất là ở các khớp, chính việc này gây ra bệnh gút.
Không chỉ riêng ở khớp mà nó còn đọng lại cả ở tim và gây ra các bệnh về tim mạch, nó lắng đọng ở thận gây ra suy thận và ở đường tiết niệu gây ra bệnh sỏi thận.
Nhưng không phải tất cả đều dẫn đến các bệnh trên, bởi có những trường hợp axit uric trong máu tuy rất cao, nhưng lại được gọi là tăng axit uric máu, chứ không phải gout 

Gout và axit uric
Trên thực tế, không hiếm những trường hợp mọi người quan niệm rằng cứ tăng axit uric trong máu là bị bệnh gút nên mua thuốc điều trị gút về dùng. Nhưng sự thật là suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, bởi bệnh gút xuất hiện khi có sự gia tăng axit uric trong máu đi kèm với nó là sự lắng đọng của tinh thể urat, dẫn đến gây những tổn thương ở khớp hay những thương tổn ở tổ chức khác trong cơ thể.

2.Axit uric trong máu bao nhiêu thì bị gout?

Nếu nồng độ trong máu của bạn ở nồng độ dưới 7mg/dl thì bạn đang có chỉ số bình thường, nếu chỉ số lớn hơn nồng độ bình thường nghĩa là axit uric cao.

II.Cách giảm axit uric trong máu

- Người tăng chất này trong máu thường không có triệu chứng gì, với các trường hợp tăng dưới 10mg/dl, thì chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn theo chế độ ăn uống phù hợp mà bác sĩ đưa ra để cân bằng axit uric như: hạn chế ăn động vật chứa nhiều đạm, loại bỏ rượu bia, đặc biệt cần ăn nhiều rau quả.

Nếu đã thực hiện cách này mà vẫn không được thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn .
- Thường thì khi người bệnh có nồng độ ở mức trên 12mg/dl, thì các bác sĩ mới suy xét đến việc dùng thuốc, bởi những người ở mức này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao.
- Khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng hủy tế bào quá nhiều, gây ra sự sản xuất axit uric cấp tính tương tự như ở bệnh nhân ung thư phải hóa- xạ trị, thì bác sĩ dùng liệu pháp dự phòng tăng axit uric trong máu, mục đích để tránh tình trạng suy thận cấp.

tăng axit uric máu
 
Lưu ý: bạn không nên dùng các nhóm thuốc làm tăng sự đào thải chất này thông qua thận nếu như đang mắc các bệnh: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, bị bệnh suy thận, giảm bài tiết urat qua thận.

- Rất nhiều trường hợp bị tăng
axit uric trong máu mà không có triệu chứng, nhưng lại dùng thuốc để cho nó về mức bình thường. Và thực sự điều này là hết sức không cần thiết.
Được tạo bởi Blogger.