Người bị bệnh gout nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp đủ nước đối với sự vận hành của cơ thể. Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị gút thì uống nhiều nước có ý nghĩa quan trọng, giúp đào thải các axit uric – tác nhân gây nên bệnh lý gút.
Tại sao bệnh nhân gout nên uống nhiều nước hàng ngày?
Nước là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất tại nhà cho những người người bị gút. Mất nước hoặc thiếu nước cũng có thể kích hoạt một cơn đau gút. Do đó, nếu bạn bị gút thì cần phải uống nhiều nước hơn so với những người bình thường.
Người bị gout uống nhiều nước hơn người bình thường
Nước là một tác nhân quan trọng giúp pha loãng lượng acid uric trong cơ thể. Acid uric sẽ được đào thải qua nước tiểu, do đó uống nước sẽ làm cho acid uric được đào thải qua thận dễ dàng hơn. Nhờ đó, acid uric trong máu sẽ giảm và hạn chế được các cơn gút cấp tái phát.
Thông thường, người bệnh được khuyên là nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước). Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không nên uống quá nhiều nước so với quy định của bác sỹ.
Bệnh nhân gout nên uống những loại nước nào?
Nước có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân gout, làm giảm sự kết tủa của urat trong ống thận, tuy nhiên không phải loại nước nào cũng nên sử dụng nhiều khi bạn bị bệnh gout.
Nước cứng (có chứa thành phần canxi và magiê hòa tan) tốt hơn nước mềm (không chứa hoặc chứa rất ít canxi và magie hòa tan) vì nó chứa nhiều khoáng chất và có tính kiềm cao. Do đó, nước cứng còn gọi là nước có tính kiềm. Các nhà khoa học chỉ ra rằng nước kiềm là nước tốt nhất cho bệnh gút. Khi tính kiềm trong cơ thể cao (độ pH cao) đồng nghĩa với việc ít có tính acid và acid uric sẽ được hòa tan và bài tiết ra ngoài cơ thể nhiều hơn. Ngược lại, khi cơ thể có độ pH thấp (tính acid cao) thì acid uric ít được hòa tan bởi nước và do đó bài tiết cũng kém đi.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống sữa không đường có thể làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể và các triệu chứng của bệnh gút giảm rõ rệt nếu uống một ly mỗi ngày. Một ly sữa mỗi ngày có thể giảm 0,25mg/dL acid uric, uống nhiều sữa hơn mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ acid uric nhiều hơn.
Nước ép từ trái cây rất tốt cho sức khỏe
Bệnh nhân gút cũng có thể sử dụng nước ép dâu tây, dưa hấu, dưa leo, cherry như thức uống hàng ngày. Hàm lượng nước có tính kiềm trong các loại nước ép đó sẽ rất tốt cho cơ thể. Các loại trái cây, rau củ như: chuối, bơ, nho, cà rốt, bông cải xanh cũng rất tốt cho người bệnh gút mà bạn có thể sử dụng hàng ngày.
Ngoài ra, rượu bia là mối hiểm họa đối với bệnh nhân gút. Rượu còn có thể gây mất nước và làm tăng axit lactic máu. Khi uống rượu, một mặt bản thân rượu đã bổ sung một lượng purin, mặt khác còn hạn chế bài tiết urat qua nước tiểu, tạo điều kiện giữ lại purin của thức ăn và tăng quá trình kết tinh các tinh thể urat ở nước tiểu và tế bào. Rượu khi đi vào cơ thể có thể kích hoạt 1 cơn đau gút cấp. Do đó, bệnh nhân bị gout chỉ nên sử dụng nước tinh khiết, nước ép trái cây, nên hạn chế tối đa rượu, bia, các đồ uống có chứa caffein như cà phê, ca cao hay các thức uống có ga khác.
Các thức ăn chứa nhiều purin như thịt đỏ, cá béo, hải sản, nội tạng động vật bệnh nhân gout cũng nên kiêng tối đa nếu như không muốn làm cho tình trạng bệnh lý trở nên tồi tệ thêm.
Leave a Comment