Đặc trưng của bệnh gút là gì?( phần 2)



Bệnh gút  không được điều trị sớm, tỷ lệ dẫn tới nhồi máu cơ tim ở nhóm này cao hơn nhóm người thường rất nhiều. Cơn đau gút và cơn đau thận gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, đồng thời những hậu quả ẩn của sự gia tăng nồng độ axít uric trong dịch cơ thể còn nguy hiểm hơn nhiều bởi chúng gây ra sự biến dạng xương mãn tính, gút thận và dẫn tới xơ cứng động mạch.

Các bệnh nhân béo phì, tiểu đường hay bị bệnh trao đổi mỡ cũng dễ bị tăng nồng độ axít uric huyết và có nguy cơ mắc bệnh gút. Nguyên nhân của bệnh gút nguyên phát là do sai lệch trao đổi chất bẩm sinh, hậu quả của sai lệch này càng được khuếch đại bởi chế độ dinh dưỡng sai, đặc biệt là ăn quá nhiều chất có purin và uống rượu.

Đặc trừng của bệnh gút là gì?( phần 2)


Cơn đau gút cấp tính thường xuất hiện sau bữa tiệc rượu, nhưng có khi xuất hiện ngay cả khi ăn kiêng hoàn toàn. Làm việc quá sức, tai nạn, mổ xẻ gây nguy cơ cơn gút cấp tính, uống quá ít nước, đặc biệt vào mùa hè ra nhiều mồ hôi, gây gia tăng nồng độ axít uric, nguy cơ kết tủa tinh thể axít uric và gút thận, sỏi thận. Vậy người bị bệnh gút nhất thiết phải uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày).
Xem thêm: Đặc trưng của bệnh gút là gì?(phần 1)
Axít uric thuộc nhóm các chất có chứa nhân purin, đó là những hợp chất hai vòng chứa carbon và nitơ. Chất purin đơn giản nhất có công thức C5H4N4 còn chất purin thường gặp nnất trong cơ thể sống là adeninvà guanin. Các purin là nhân cơ bản cho các tế bào của người, động và thực vật. Khi các tế bào cũ trong cơ thể liên tục chết đi và thay bằng tế bào mới, các purin được giải phóng thành axít uric. Ở người, axít uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất, được thận thải ra trong nước tiểu.

Axít uric tạo bởi purin có sần trong cơ thể, còn gọi là nội sinh, đạt lượng 300-400mg/ngày. Thêm vào đó, khi ăn thêm các tế bào động và thực vật chứa trong thực phẩm tức là thêm một lượng purin, cơ thể còn tạo thêm một lượng axít uric nữa, gọi là ngoại sinh. Cả axít uric nội lẫn ngoại sinh đều sẽ được thận thải ra ngoài, lượng nội sinh tương đối ổn định, nhưng lượng ngoại sinh sẽ do chế độ ăn uống chi phối.

Đặc trừng của bệnh gút là gì?( phần 2)

Nồng độ axít uric trong dịch cơ thể đơn giản và dễ lấy nhất là máu, ở người khỏe mạnh là dưới 6,5mg/l00ml. Nếu ở người khỏe, do ăn nhiều chất chứa purin, lượng axít uric ngoại sinh là lớn hơn thì sẽ bị cơ thể người khỏe thải ra ngoài mà không gây nguy hại tới việc hình thành bệnh gút. Nhưng ở người có xu hướng bị bệnh gút nguyên phát, khả năng thận thải axít uric ra ngoài đã bị suy giảm.

Như vậy, với sự tạo thêm axít uric ngoại sinh (hãn hữu cũng có khi do axít uric nội sinh), nồng độ axít uric trong dịch cơ thể gia tăng. Hậu quả là kết tinh axít uric trong mô, khớp và nước tiểu. Lượng axít uric kết tủa này trong cơ thể người bị bệnh gút cao hơn lượng axít uric trong cơ thế người khỏe nhiều.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.