Đặc trưng của bệnh gút là gì?(phần 1)
Bệnh gút có hai dạng đặc trưng: cấp tính và mãn tính. Ở dạng cấp tính, người bệnh đột ngột nhận thấy cơn đau ghê gớm ở khớp, đặc trưng nhất là khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở các chi khác, hay các khớp khác: đầu gối, chân, tay, thậm chí vai hay cổ.
Bệnh gút hình thành do- một sự rối loạn về chuyển hóa chất, nguyên nhân là nồng độ axít uric quá cao trong máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Xét về nguyên nhân, bệnh gút hoàn toàn tương tự với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây hyperuri-caemia (tăng axít uric huyết) là do thận gia tăng tạo thành axít uric hay giảm quá trình thải nó.
Khi nồng độ axít uric trong các dịch cơ thể vượt quá một trị số nhất định, các tinh thể axít uric sẽ được tạo thành ở các khớp, gây ra viêm khớp cấp tính (đau đớn cực độ) và về lâu về dài gây ra tổn thương mãn tính vì các tinh thể axít uric còn tập trung lại ở các sụn, khớp và xương, ở các hoạt dịch nang, gân, mô liên kết và thận. Hậu quả của việc tạo thành tinh thể axít uric là gút cấp tính ở khớp và sỏi thận gút
Bệnh thường mang tính di truyền, nếu trong nhà có người bị thì nam giới nên khám để kiểm tra trước tiên. Nên phân biệt giữa dạng tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát. Thứ phát là do các bệnh khác gây ra, chẳng hạn bởi các bệnh về đường huyết hay thận, còn nguyên phát là do sai sót di truyền về chuyển hóa chất
Cũng nên lưu ý rằng thời điểm phát sinh và mức độ bộc lộ bệnh gút phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống. Cả tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát đều dẫn tới gút.
Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút thì từ nhiều năm trước đã có gia tăng rõ rệt nồng độ axít uric trong máu.
Trong giai đoạn đầu này của bệnh gút, bệnh nhân chưa có cảm giác đau đớn, tuy nhiên đã có nhiều tinh thể axít uric kết tinh trong các mô và dẫn tới những sự hủy hoại sớm trong cơ thể (khớp và xương, thận...). Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu đầu tiên vẫn là viêm cấp tính ở một khớp và gây đau đớn vô cùng. Nhưng khi cơn đau gút cấp tính này đi qua (sau một vài ngày), khớp lại hoạt động bình thường và chịu được tải trọng. Tuy nhiên sau vài lần đau cùng ở một khớp và với thời gian, khớp đó sẽ hỏng, khi đó sẽ là bệnh gút khớp mãn tính.
Bệnh thường mang tính di truyền, nếu trong nhà có người bị thì nam giới nên khám để kiểm tra trước tiên. Nên phân biệt giữa dạng tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát. Thứ phát là do các bệnh khác gây ra, chẳng hạn bởi các bệnh về đường huyết hay thận, còn nguyên phát là do sai sót di truyền về chuyển hóa chất
Xem thêm: Phương pháp điều trị và các bài tập cho người bị bệnh Gout
Cũng nên lưu ý rằng thời điểm phát sinh và mức độ bộc lộ bệnh gút phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống. Cả tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát đều dẫn tới gút.
Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút thì từ nhiều năm trước đã có gia tăng rõ rệt nồng độ axít uric trong máu.
Trong giai đoạn đầu này của bệnh gút, bệnh nhân chưa có cảm giác đau đớn, tuy nhiên đã có nhiều tinh thể axít uric kết tinh trong các mô và dẫn tới những sự hủy hoại sớm trong cơ thể (khớp và xương, thận...). Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu đầu tiên vẫn là viêm cấp tính ở một khớp và gây đau đớn vô cùng. Nhưng khi cơn đau gút cấp tính này đi qua (sau một vài ngày), khớp lại hoạt động bình thường và chịu được tải trọng. Tuy nhiên sau vài lần đau cùng ở một khớp và với thời gian, khớp đó sẽ hỏng, khi đó sẽ là bệnh gút khớp mãn tính.
Sự kết tinh axít uric ở xương làm giảm chức năng đệm đỡ của xương và gây biến dạng xương, được gọilà tophi (nổi u mụn). Kết tinh axít ưric ở trong mô dưới da gọi là tophi da, mà dạng đặc biệt là ở vành tai. Lâu dài dẫn tới việc tinh thể axít uric đâm qua da và dẫn tới u gút.
Kết tinh axít uric trong thận dẫn tới viêm thận mãn tính, còn gọi là gút thận, hậu quả thường là cao huyết áp, dẫn tới xơ cứng động mạch, sỏi thận bởi tinh thể axít uric gây cơn đau thận dữ dội, gây ra nhiễm trùng niệu đạo. Nếu một viên sỏi chặn đường niệu đạo, nước tiểu không thoát đi được gây hỏng thận. Những cơn đau thận bởi sỏi thận cũng báo hiệu cơn đau gút cấp tính.
Xem Đặc trưng của bệnh gút là gì?( phần 2)
Leave a Comment