Có mấy loại bệnh gút?


Bệnh Gút được biết đến từ thời Hipocrate vào thế kỉ thứ V trước công nguyên, nhưng mãi đến năm 1683, Sydenham mới mô tả đầy đủ diễn biến lâm sàng của cơn gút câ'p, và đến cuối thế kỉ XIX, Schelle, Bargman và VVollaston mới tìm thấy vai trò của acid uric trong nguyên nhân gây bệnh, do đó bệnh gút còn được gọi là viêm khớp do tăng acid uric.

Vào những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sinh học tế bào, cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút, vai trò quan trọng của tinh thể urate, tìm ra các nhóm thuốc điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh cụ thể. Do vậy, hiệu quả điều trị đã tăng rõ rệt: Kiểm soát tốt cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn viêm khớp tái phát, hạn chế biến chứng sỏi thận và các bệnh lý về thận. Đặc biệt từ khi phát hiện ra tác dụng đặc biệt của colchicine đối với cơn gút cấp thì việc điều trị đã thu được kết quả nhanh chóng và vấn đề chẩn đoán dựa trên lâm sàng đã trở nên đơn giản

Có mấy loại bệnh gút?

Tóm lược về gút và tăng acid uric trong máu

Viêm đau khớp của bệnh gút do sự lắng đọng những tinh thể acid uric trong mô khớp.
Xu hướng phát triển gút và tăng acid uric trong máu là do di truyền. Gút và tăng acid uric có thể được thúc đẩy bởi béo phì, lên cân, uống rượu, cao huyết áp, bất thường về chức năng thận, và thuốc. Cơn viêm khớp do thuốc có thể bị thúc đẩy bởi sự mất nước, chấn thương, sốt, ăn nhiều, uống nhiều rượu hoặc mới được phẫu thuật. Hầu hết những kiểm tra chẩn đoán xác định gút là tìm ra những tinh thể acid uric trong khớp, dịch và mô cơ thể. Điều trị những cơn viêm khớp do gút khác với điều trị tăng acid uric trong máu.
Xem thêm: Đặc trừng của bệnh gút là gì?( phần 2)


Các thể bệnh gút

Gút có 2 thể bệnh là gút nguyên phát và gút thứ phát. Gút nguyên phát có tính chất di truyền, liên quan đến rối loạn gen và mang tính gia đình rõ rệt. Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh. Gút thứ phát là tình trạng tăng acid uric thứ phát do các nguyên nhân khác nhau như:

Có mấy loại bệnh gút?


  •  Tăng phân huỷ purine đường ngoại sinh do ãn nhiều thức ăn có nhiều purine (thịt, phủ tạng động vật, cá, hải sản).
  •  Tăng thoái hoá purine theo đường nội sinh do các tế bào trong cơ thể bị phá huỷ, gặp trong các bệnh máu ác tính (leukemie, lymphoma), đa hồng cầu, tán huyết, hóa trị liệu trong điều trị ung thư, hoặc sau khi dùng một số thuốc như salicylates liều thấp (dưới 2g/ngày), lợi tiểu, ethanol, pyrazinamide, ethambutol, nicotinamide, cyclosporine
  •  Giảm thải acid uric qua thận trong các bệnh lý thận, như viêm cầu thận mạn, suy thận mạn.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.