Điều trị Viêm gút cấp tính như thế nào ?
Điều trị Viêm gút cấp tính như thế nào ? |
NGUYỀN TẮC ĐIỀU TRỊ
Cơn gút cấp, một khi đã được chẩn đoán, cho dù là gút nguyên phát hay thứ phát, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Mục tiêu điều trị
Chấm dứt quá trình viêm cấp (Kháng viêm không steroid, colchicin, corticoid)
Phòng ngừa cơn cấp tái phát thường xuyên (colchicin)
Phòng ngừa sự lắng đọng thêm cũng như làm giải quyết các tophi sẵn có với các biện pháp làm giảm acid uric trong máu. Ngoài ra, cũng cần điều trị các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì.
ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
Colchicin: là thuốc kinh điển trong điều trị cơn gút cấp vì có hiệu quả rất ngoạn mục trên quá trình viêm khớp do tinh thể, đặc biệt là bệnh gút. chính vì thế mà nó được dùng như một tiêu chuẩn chẩn đoán. Colchicin tác động vào quá trình thực bào của
tế bào đa nhân trung tính. Trong những ngày đầu, liều sử dụng thường không vượt quá 4mg/ngày, giảm xuống dần và bắt đầu duy trì từ ngày thứ tư với liều 0,6-lmg/ngày tùy theo trường phái.
Các thuốc kháng viêm không steroid: cũng có tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt trong viêm khớp cấp do gút. Người ta thường chọn lựa các loại tác dụng nhanh.
Xem: Cơn gút cấp tính là gì ? dấu hiệu và chế độ ăn như thế nào
Xem: Cơn gút cấp tính là gì ? dấu hiệu và chế độ ăn như thế nào
Corticoid thường cho kết quả rất tuyệt vời trong những cơn gút cấp với liều 20-30mg prednison/ngày. Tuy nhiên bệnh sẽ tái phát ngay khi ngưng thuốc, đưa đến những hậu quả xấu của việc lệ thuộc corti-coid, vì thế hầu hết các bác sỹ không khuyên dùng. Corticoid được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có bệnh thận, gan hay tiêu hóa, không dung nạp được colchicin hay kháng viêm không steroid. Corti-coid có thể dùng đường toàn thân nếu viêm đa khớp, dùng tại chỗ nếu là viêm một khớp và được khuyến cáo chỉ sử dụng trong đợt cấp và không kéo dài.
- Thuốc giảm đau thường được cho kèm theo kháng viêm như acetaminophen đơn thuần hay phối hợp.
- Cho khớp nghỉ ngơi và chọc hút dịch khớp trong trường hợp có tràn dịch khớp nhiều.
ĐIỀU TRỊ CƠ BẢN
- Mục tiêu chính của điều trị cơ bản là giảm lượng acid uric máu xuống < 6mg%.
- Thuốc tăng thải acid uric qua đường niệu (benzbromarone, probenecid, urate oxydase), cần thận trọng vì có thể gây sỏi niệu. Vì thế, không nên dùng khi bệnh nhân có tiền căn sỏi niệu, hay có lượng urat/nước tiểu vượt quá 4,8 mmol/ngày.
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric (allopurinol, tisopurine)
- Một sô' thuốc mới đang nghiên cứu: Puricase, TMX-67.
- Nước râ't quan trọng nhằm mục đích phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận, nên bệnh nhân thường được khuyên uống nhiều nước, hoặc truyền dịch nhằm đảm bảo lượng nước tiểu trong ngày đạt đến 2000ml/24 giờ.
Thuốc ức chế tổng hợp acid uric : allopurinol |
CHẾ ĐỘ ĂN
- Giảm tối đa thức ăn cung cấp nhiều đạm gốc purin.
- Giảm calorie + Giảm chất béo
- Kiềm hóa nước tiểu: nước pha bicarbonat (ít dùng), acetazolamid, nước suôi Vichy, trái cây không chua...
- Phẫu thuật: chỉ định khi các tophi quá lớn ảnh hưởng đến chức năng hay chèn ép gây biến chứng.
THỂ GÚT MẠN TÍNH
Gút mạn tính thường tiếp theo gút cấp tính, gồm các dấu hiệu sau:
- Viêm nhiều khớp nhỏ và nhỡ: khớp ngón chân, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, ngón tay sưng đau kéo dài có từng đợt tiến triển nặng thêm.
- Nổi u cục (tophi) ở quanh khớp (khớp bàn ngón chân cái, mu bàn chân, gối, khuỷu, ngón tay), các u cục to nhỏ không đều từ 0,5 centimet đến vài cen-timet, mềm, không đau, qua lớp da mỏng có thể thấy phần cặn bột trắng như phấn ở bên trong các u cục (tophi). Một sô" trường hợp thây nổi các hạt tophi nhỏ trên vành tai.
- Tổn thương thận ở nhiều hình thức: viêm thận kẽ, suy thận cấp, sỏi thận, suy thận mạn.
- Xét nghiệm axit-uríc máu tăng cao (trên 70mg/l) nhưng cũng có thể bình thường. Chụp Xquang các khớp viêm có nổi u cục thây hình ảnh phá hủy đầu xương.
Gout giai đoạn cuối |
ĐIỀU TRỊ GOUP MÃN TÍNH
Bệnh gút được điều trị bằng một số thuốc chông viêm, uống dung dịch kiềm, thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ ăn uống: kiêng
hoàn toàn rượu, những thức ăn nhiều chất: phủ tạng động vật (gan, tim, óc, bầu dục...), cacao, sôcôla, rau ngót, đậu hạt..., hạn chế thịt, tim, cá (mỗi ngày dưới lOOg). Uống nhiều nước, nước khoáng nhiều kiềm.
Leave a Comment